Bài tập về phản ứng hóa học
Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z=11)
Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z=11)
A. 1s22s22p63s2. B. 1s22s22p6. C. 1s22s22p63s1. D. 1s22s22p63s23p1.
Chất phản ứng được với Cu(OH)2
Chất phản ứng được với Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam là
A. phenol. B. etyl axetat. C. ancol etylic. D. glixerol.
Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học
Cặp chất không xảy ra phản ứng là
A. Fe + Cu(NO3)2. B. Cu + AgNO3. C. Zn + Fe(NO3)2. D. Ag + Cu(NO3)2.
giải phóng những phân tử nước gọi là phản ứng
Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nước gọi là phản ứng
A. nhiệt phân. B. trao đổi. C. trùng hợp. D. trùng ngưng.
Giải phóng kim loại Cu
Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là
A. Al và Fe. B. Fe và Au. C. Al và Ag. D. Fe và Ag.
Tạo ra kim loại Ag từ?
Chất phản ứng được với Ag2O trong dung dịch NH3, đun nóng tạo ra kim loại Ag là
A. CH3NH2. B. CH3CH2OH. C. CH3CHO. D. CH3COOH.
Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl
Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch
A. NaOH. B. HCl. C. H2SO4. D. NaNO3.
Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa
Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa là
A. NaOH. B. Na2CO3. C. BaCl2. D. NaCl.
Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2
Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là
A. nhiệt phân CaCl2. B. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2.
C. điện phân dung dịch CaCl2. D. điện phân CaCl2 nóng chảy.
Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa
Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa là
A. KNO3. B. FeCl3. C. BaCl2. D. K2SO4.
Để làm mềm nước cứng vĩnh cửu
Để làm mềm nước cứng vĩnh cửu, ta dùng dung dịch
A. Ca(NO3)2. B. NaCl. C. HCl. D. Na2CO3.
Kim loại có tính khử mạnh nhất
Cho các kim loại Na, Mg, Fe, Al; kim loại có tính khử mạnh nhất là
A. Al. B. Na. C. Mg. D. Fe.
Chất có tính oxi hoá nhưng không có tính khử là
Chất có tính oxi hoá nhưng không có tính khử là
A. Fe. B. Fe2O3. C. FeCl2. D. FeO.
Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe
Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là
A. CuSO4 và ZnCl2. B. CuSO4 và HCl. C. ZnCl2 và FeCl3. D. HCl và AlCl3.
Kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II
Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Giá trị của V
Trung hoà 6 gam CH3COOH cần V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là
A. 400. B. 100. C. 300. D. 200.
Để phân biệt dung dịch Cr2(SO4)3 và dung dịch FeCl2
Để phân biệt dung dịch Cr2(SO4)3 và dung dịch FeCl2 người ta dùng lượng dư dung dịch
A. NaOH. B. NaNO3. C. KNO3. D. K2SO4.
Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa
Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch
A. HCl. B. HNO3. C. KNO3. D. Na2CO3.
Để tinh chế Ag
Để tinh chế Ag từ hỗn hợp bột gồm Zn và Ag, người ta ngâm hỗn hợp trên vào một lượng dư dung dịch
A. AgNO3. B. NaNO3. C. Zn(NO3)3. D. Mg(NO3)2.
Suất điện động của pin điện hoá Zn –Cu là
Cho E0 (Zn2+/Zn)= -0,76V; E0(Cu2+/Cu)= 0,34V. Suất điện động của pin điện hoá Zn –Cu là
A. -1,1V. B. -0,42V. C. 1,1V. D. 0,42V.